Hệ thống thông gió là gì, Phân loại hệ thống thông gió

Posted on Tin Tức 592 lượt xem

1. Hệ thống thông gió là gì, Phân loại hệ thống thông gió

Hệ thống ống gió đảm bảo cho việc lưu thông, luân chuyển không khí trong không gian cố định nhằm cung cấp nguồn không khí sạch cho môi trường sống trong không gian đó. Vậy hệ thống thông gió là gì, Phân loại hệ thống thông gió này như thế nào1. Hệ thống thông gió là gì?
Một hệ thống thông gió là một hệ thống giúp không khí trong lành lưu thông trong một không gian hoặc một khoảng không gian giới hạn và loại bỏ không khí bị ô nhiễm. Nó được sử dụng tại các môi trường khác nhau, bao gồm cả trong gia đình và nơi làm việc. Hệ thống này có nhiều mục đích sử dụng bao gồm việc duy trì độ ẩm và nhiệt độ ổn định, loại bỏ không khí bụi bẩn và chất gây dị ứng, cung cấp, trao đổi khí O2 và CO2.

2. Mục đích của thông gió

Thải các chất độc hại trong phòng ra bên ngoài. Các chất độc hại bao gồm rất nhiều loại. Trong các không gian sinh hoạt chất độc hại phổ biến nhất là CO2.
Thải nhiệt thừa và ẩm thừa ra bên ngoài.
Cung cấp lượng ôxi cần thiết cho sinh hoạt của con người.
Trong một số trường hợp đặc biệt mục đích thông gió là để khắc phục các sự cố như: lan toả chất độc hại hoặc hoả hoạn.

3. Phân loại của hệ thống thông gió

3.1 Theo hướng chuyển động của gió

Người ta chia ra các loại sau:

Thông gió kiểu thổi: Thổi không khí sạch vào phòng và không khí trong phòng thải ra bên ngoài qua các khe hở của phòng nhờ chênh lệch cột áp. Phương pháp thông gió kiểu thổi có ưu điểm là có thể cấp gió đến các vị trí cần thiết, nơi tập trung nhiều người, hoặc nhiều nhiệt thừa, ẩm thừa, tốc độ gió luân chuyển thường lớn. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là áp suất trong phòng là dương nên gió tràn ra mọi hướng, do đó có thể tràn vào các khu vực không mong muốn.

Thông gió kiểu hút: Hút xả không khí bị ô nhiễm ra khỏi phòng và không khí bên ngoài tràn vào phòng theo các khe hở hoặc cửa lấy gió tươi nhờ chênh lệch cột áp. Thông gió kiểu hút xả có ưu điểm là có thể hút trực tiếp không khí ô nhiễm tại nơi phát sinh, không cho phát tán ra trong phòng, lưu lượng thông gió nhờ vậy không yêu cầu quá lớn, nhưng hiệu quả cao.

Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là gió tuần hoàn trong phòng rất thấp, hầu như không có sự tuần hoàn đáng kể, mặt khác không khí tràn vào phòng tương đối tự do, do đó không kiểm soát được chất lượng gió vào phòng, không khí từ những vị trí không mong muốn có thể tràn vào.

Thông gió kết hợp: Kết hợp cả hút xả lẫn thổi vào phòng, đây là phương pháp hiệu quả. Thông gió kết hợp giữa hút xả và thổi gồm hệ thống quạt hút và thổi. Vì vậy có thể chủ động hút không khí ô nhiễm tại những vị trí phát sinh chất độc và cấp vào những vị trí yêu cầu gió tươi lớn nhất. Phương pháp này có tất cả các ưu điểm của hai phương pháp nêu trên, nhưng loại trừ các nhược điểm của hai kiểu cấp gió đó. Tuy nhiên phương pháp kết hợp có nhược điểm là chi phí đầu tư cao hơn.

3.2 Theo động lực tạo ra thông gió

Thông gió tự nhiên: Là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời nhờ chênh lệch cột áp. Thường cột áp được tạo ra do chênh lệch nhiệt độ giữa bên ngoài và bên trong, dòng gió tạo nên.

Thông gió cưỡng bức: Quá trình thông gió thực hiện bằng ngoại lực tức là sử dụng quạt.

3.3 Theo phương pháp tổ chức

Thông gió tổng thể: Thông gió tổng thể cho toàn bộ phòng hay công trình
Thông gió cục bộ: Thông gió cho một khu vực nhỏ đặc biệt trong phòng hay các phòng có sinh các chất độc hại lớn.

3.4 Theo mục đích

Thông gió bình thường: Mục đích của thông gió nhằm loại bỏ các chất độc hại, nhiệt thừa, ẩm thừa và cung cấp ôxi cho sinh hoạt của con người.
Thông gió sự cố: Nhiều công trình có trang bị hệ thống thông gió nhằm khắc phục các sự cố xảy ra.
Đề phòng các tai nạn tràn hoá chất: Khi xảy ra các sự cố hệ thống thông gió hoạt động và thải khí độc đến những nơi định sẵn hoặc ra bên ngoài.
Khi xảy ra hoả hoạn: Để lửa không thâm nhập các cầu thang và cửa thoát hiểm, hệ thống thông gió hoạt động và tạo áp lực dương trên nhưng đoạn này để mọi người thoát hiểm dễ dàng. Hệ thống thông gió sự cố chỉ hoạt động khi xảy ra sự cố